Để thi công một công trình thì cần rất nhiều thiết bị khác nhau. Mỗi loại thiết bị hỗ trợ một giai đoạn. Trong đó, hệ thống cốp pha đóng vai trò rất quan trọng. Khi tạo dầm cần chú ý tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và chất lượng. Vậy nên, hãy tìm hiểu kỹ yêu cầu kỹ thuật khi thi công cốp pha dầm bê tông ở bài viết dưới đây nhé.
Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công cốp pha dầm bê tông
Cốp pha khi hiểu theo nghĩa rộng sẽ gồm có 2 phần là phần ván khuôn và chịu lực. Nhưng thực tế, đa số nhiều người hiện nay chỉ hiểu theo nghĩa là khuôn đúc bê tông.
Cốp pha là một thiết bị quan trọng đặc biệt phải có trong xây dựng để tạo thành một kết cấu bê tông hoàn chỉnh và thêm vào đó là bê tông cốt thép.
Mục đích tạo ra cốp pha nhằm chứa khối vữa lớn để tạo hình thành khối bê tông vững chắc, nó sẽ chứa trọng tải lớn, chịu lực từ các thành phần khác đè lên.
Một số yêu cầu kỹ thuật trong thi công cốp pha dầm sàn:
- Đầu tiên cần đảm bảo chất lượng của khuôn đúc bê tông về độ cứng, độ ổn định đồng thời phải dễ dàng tháo dỡ sau khi đã sử dụng xong, tạo điều kiện thuận lợi cho đổ bê tông cốt thép.
- Khi lắp đặt cốp pha phải kiểm tra về độ khít để lúc đổ bê tông không bị tràn ra phần nước xi măng.
- Cần lắp đặt trước coppha dầm sàn sau đó mới lắp đặt tiếp phần cốt thép.
Hướng dẫn phương pháp thi công cốp pha dầm bê tông đúng chuẩn
Dầm hay sàn đều có vai trò hết sức quan trọng, cần được đặc biệt chú ý trong quá trình thi công công trình. Bởi vậy, cốp pha dầm bê tông cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, thậm chí là nghiêm ngặt.
Ván cốp pha dùng trong thi công cốp pha dầm sàn cần có sự bằng phẳng, không xảy ra tình trạng cong vênh hay biên dạng.
Khi thi công, độ vồng sẽ nằm trong khoảng 3/1000 nhịp của dầm. Các gông mặt sẽ giúp chống giữ ván thành khuôn hoặc thành chống xiên từ phía ngoài.
Với cây chống cốp pha cần chú ý sử dụng các tấm lót dày tầm 3cm để tạo được độ chắc chắn nhất. Giữa chân cây chống cốp pha và ván lót sẽ có nêm để điều chỉnh và được đặt ở mặt phẳng.
Thép với cốp pha phải có khoảng cách hợp lý. Chiều cao và chiều rộng cũng không được làm tùy ý mà phải đáp ứng kết cấu bê tông.
Phần ván coppha đáy cũng cần chống đỡ từ hệ thống thanh ngang với cột chống. Mỗi cột chống sẽ cách nhau một khoảng hợp lý để đảm bảo khả năng chịu lực và độ võng của ván dầm.
Cách thi công cốp pha dầm bê tông
Như đã nói, dầm đóng vai trò rất quan trọng trong mọi công trình. Vì vậy, thi công cốp pha dầm bê tông phải đặc biệt chú ý và tuân theo các quy chuẩn đặt ra trong ngành xây dựng.
Tổng cộng cốp pha dầm có một ván khuôn đáy với 2 ván khuôn thành. Bước đầu tiên là dùng thiết bị chuyên dụng để xác định vị trí của tim dầm.
Tiếp theo, lấy các tấm lót và rải ra để tạo mặt phẳng đặt chân cột chống. Tiếp tục tiến hành đặt những cây chống chữ T, lấy 3 cây chống đặt sát cột và cố định 2 cột chống lại dọc với tim dầm.
Sau đó rải ván đáy dầm lên xà để hỗ trợ cột chống chữ T, lấy giằng để ổn định 2 đầu. Lắp đặt ván khuôn thành, lấy đinh để liên kết thành với đáy. Sử dụng gông để cố định mép trên ván khuôn, cây chống xiên và bu lông.
Cuối cùng, kiểm tra lại tất cả các phần đã lắp đặt, kiểm tra tim dầm, điều chỉnh độ cao đáy sao cho hợp với thiết kế công trình.
Trên đây là yêu cầu kỹ thuật khi thi công cốp pha dầm bê tông. Hy vọng bài viết đã đem tới các thông tin bổ ích, góp phần giúp các công trình hoàn thành trọn vẹn hơn..
==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây: Acer Laptops