Rất nhiều doanh nghiệp, kế toán còn đang gặp nhiều vướng mắc về việc không biết trường hợp nào thì phải dùng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử rồi thì có cần phải hủy hóa đơn điện tử đã xuất hay không? Để tháo gỡ khó khăn này cho các doanh nghiệp, người dùng, trong bài viết này sẽ liệt kê cụ thể các trường hợp cần phải sử dụng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử.
Theo quy định thì tùy theo từng trường hợp thông tin hóa đơn thuộc lỗi sai trong trường hợp nào để quyết định điều chỉnh hay hủy bỏ và lập lại hóa đơn điện tử thay thế.
Cụ thể tại Khoản 3, Điều 20, Thông tư 39 về hóa đơn điện tử ngày 31/03/2014 sửa đổi và bổ sung Nghị định 51 hóa đơn điện tử và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì:
“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. […]”.
Như vậy, nếu hóa đơn điện tử đã viết sai mà đã kê khai thì sẽ không được thu hồi mà phải lập biên bản điều chỉnh. Biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký và đóng dấu của hai bên, mỗi bên giữ một bản để khai báo khi cơ quan thuế kiểm tra. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt giữa việc lập biên bản điều chỉnh và biên bản hủy hóa đơn.
Trình tư thực hiện sau khi phát hiện ra sai sót thì người bán và người mua cần xử lý như sau:
-Đầu tiên là tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản có ghi rõ sai sót.
– Tiếp đó là tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và phải ghi rõ sau sót mắc phải như: Điều chỉnh tăng/giảm số lựa hàng hóa, giá bán, thuế GTGT; tiền thuế GTGT; ký hiệu hóa đơn; địa chỉ hóa đơn,…
– Sau khi đã lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh, cả 2 bên mua và bán cần phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng pháp luật.
Một lưu ý quan trọng khác đó chính là: Căn cứ vào biên bản điều chỉnh hóa đơn thì người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Như vậy, tại Thông tư 39/2014 đã quy định rất cụ thể về việc khi nào cần sử dụng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp.
Hóa đơn điện tử đã và đang thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy và được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Thêm vào đó trước thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử đang đến gần, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực nhanh chóng để chuyển đổi, đáp ứng yêu cầu thực tế công việc.
Mẫu bảng kê chi tiết cước vận chuyển đối với vận tải hàng hóa
Cách nộp báo cáo tài chính qua mạng mới nhất
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định cơ bản nhất về hóa đơn điện tử như cách làm thông báo phát hành hóa đơn, xuất hóa đơn, hủy hóa đơn, điều chỉnh, thu hồi hóa đơn… Đây đều là những nghiệp vụ quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ để đảm bảo việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các doanh nghiệp được tốt nhất.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp doanh nghiệp nắm rõ các trường hợp sử dụng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử và vận dụng tốt vào các trường hợp thực tiễn của doanh nghiệp mình.